Trong những năm 1990, ngay sau khi tốt nghiệp trường Kiến trúc Cooper Union, tôi đã tới ý để tham dự một hội thảo tranh luận. Khi đó, đối thủ đã hỏi tôi thế này: “Ai là kiến trúc sư yêu thích của anh?” Ngạc nhiên quá mức, tôi trả lời cái tên đầu tiên xuất hiện trong tâm trí: “KTS Renzo Piano.” Sau đó, tôi nhận ra điều đó cũng đúng. Cũng trong chuyến đi ấy, tôi đã tới thăm văn phòng làm việc của ông tại Genoa ở sườn đồi ven biển tại Via Pietro Paolo Rubens 29 để chiêm ngưỡng và thảo luận về công trình của ông. Khi đó, kiến trúc của Piano đã hoàn toàn được bộc lộ, những công trình xuất sắc nhất của ông cũng đã được ra đời – Trung tâm Pompidou ở Paris (với Richard Rogers, 1971-77); Bộ sưu tập Menil ở Houston (1982-86); Sân bóng đá San Nicola ở Bari, Ý (1987-90); Nhà ga sân bay quốc tế Kansai (1988-94) tại Osaka, Nhật Bản; Bảo tàng Beyeler Foundation ở Riehen, Thụy Sĩ (1991-97); và Trung tâm văn hóa Jean-Marie Tjibaou ở Noumea, New Caledonia (1991-98).

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-3.jpg?resize=640%2C475&ssl=1Trung tâm văn hóa Stavros Niarchos, Athens, Hy Lạp

Kiến trúc của Piano rất cân đối: táo bạo, triệt để, tỉ mỉ, phù hợp cảnh quan và ánh sáng tự nhiên. Ngoài phục vụ những công năng tức thời, công trình của Piano thường được nâng lên để đón nhận thêm nhiều ánh sáng và tạo thêm không gian công cộng; những công trình ấy mang đường nét duyên dáng và chi tiết tinh tế, tựa như những con thuyền xinh đẹp hoặc những nhạc cụ khổng lồ.

Buổi phỏng vấn dưới đây đã diễn ra trong suốt 1 tiếng 30 phút tại Renzo Piano Building Workshop ở New York, ngay đối diện Bảo tàng Whitney được thiết kế năm 2015. Công trình nhìn qua không sáng tạo như anh chị em của mình, nhưng bảo tàng này không ngừng thu hút du khách tới tham quan để khám phá thêm những điều mới mẻ ẩn sâu bên trong bảo tàng và thành phố. Tôi đã có dịp trò chuyện với KTS về những công trình hiện tại và trước đây của ông, và nghe ông bày tỏ quan điểm về vẻ đẹp, trực giác, trí tưởng tượng và điều tất yếu cho một cuộc biểu tình.

Vladimir Belogolovsky: Ông học kiến trúc tại Đại học Bách khoa Milan và từng làm luận án về thiết kế chế tạo mô-đun nhẹ. Tại sao ông lại chú ý tới loại hình kiến trúc đó vậy?

Renzo Piano: Tôi lớn lên trong một gia đình xây dựng và luôn muốn trở thành một thợ xây. Tôi chỉ có dịp khám phá về kiến trúc khi đã trở thành sinh viên. Tôi không thể học kiến trúc ở quê nhà Genoa và tôi thực sự thích rời nhà để học ở nơi khác. Thế nên tôi đã tới Milan. Nhưng những gì tôi học

Nhưng tôi chỉ được học về quá trình xây dựng, và xây dựng thời đó là thiết kế mô-đun để mang lại hiệu quả kinh tế. Tôi muốn nắm bắt thứ cụ thể hơn. Hệ mô-đun là một trật tự. Cuộc sống luôn quay quanh trật tự và rối loạn. Một nhạc sĩ cần quãng nhạc để tạo nên nốt nhạc. Khi đó, tôi thả neo ý tưởng dựa trên những gì hợp lý và rõ ràng. Khi đó còn là thời kỳ bất ổn với sinh viên, thế nên sinh viên chúng tôi quan tâm tới đạo đức, kinh tế, xây dựng, và kích cỡ vạn vật tính bằng đơn vị mét, cen-ti-mét và mi-li-mét.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-1.jpg?resize=640%2C480&ssl=1Bệnh viện Phẫu thuật Nhi, Entebbe, Uganda

VB: Phong cách nhẹ nhàng tỉ mỉ của ông là để đi ngược lại với những công trình vững chãi rắn rỏi của cha mình? 

RP: Đúng vậy. Nhưng vấn đề cơ bản vẫn ở xây dựng và hình học, tất cả đều dựa trên sản xuất. Với tôi, sản xuất là ngưỡng mộ người như Jean Prouvé, người đã phát minh ra một hệ thống cho phép tất cả có thể thiết kế kiến trúc. Đây là một tư tưởng đạo đức, về công nghiệp hóa và sản xuất hàng loạt. Những cấu trúc nhẹ nhàng là dấu hiệu của tự do.

VB: Và thế là ông kiên trì thử nghiệm sản xuất hàng loạt, hệ thống mô-đun hóa, xây dựng cấu trúc nhẹ trong suốt sự nghiệp của mình.

RP: Tôi thích thiết kế kiến trúc từ những mảnh giống hệt nhau. Đương nhiên, điều này lạc hậu rồi, giờ đây ta đã có thể lắp ghép những mảnh khác nhau để tạo nên một thiết kế hoàn chỉnh. Máy móc đã làm được điều đó.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-5.jpg?resize=640%2C480&ssl=1Bệnh viện Phẫu thuật Nhi, Entebbe, Uganda

VB: Trung tâm Pompidou, Beaubourg đã làm đảo lộn mọi thứ.

RP: Đúng vậy. Công trình ấy tập trung vào tính cởi mở và tính linh hoạt. Chúng tôi luôn mơ ước xây dựng được một công trình thực sự công khai và đổi mới.

VB: Tới bây giờ, Beaubourg vẫn là một công trình đầy táo bạo và khiêu khích, không phải mọi công trình mới của ông đều được so sánh với nó sao? Beaubourg đúng là một cuộc cách mạng!

RP: Tôi thì không nghĩ thế đâu. Ví dụ, bây giờ chúng tôi đang cố gắng hoàn thành thiết kế cho một bệnh viện Phẫu thuật Nhi ở Uganda, tôi tin rằng bệnh viện ấy sẽ còn mang tính cách mạng hơn cả Pompido nhờ những bức tường đất dày và khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời. Đó sẽ là một bệnh viện tuyệt đẹp. Học viện Khoa học California của chúng tôi ở San Francisco là một cuộc cách mạng vì chúng tôi đã dùng công nghệ bền vững, trở thành công trình công cộng đầu tiên đạt LEED Platinum ở đất nước.

Tôi không nghĩ về Beaubourg nhiều lắm. Động lực của tôi nằm ở những gì tôi vẫn làm được, chứ không phải những gì tôi đã làm được. Chúng tôi đã gặp may khi gặp được đúng công trình vào đúng thời điểm. Nó là biểu tượng của thời bấy giờ, thời đại của một sự thay đổi lớn. Anh chớ quên là Beaubourg được xây dựng vào vài năm sau cuộc bạo loạn của sinh viên tháng 5 năm 1968. Thực tế, có người đã nói công trình của chúng tôi là bằng chứng hiện hữu duy nhất của tháng 5 năm 1968.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-8.jpg?resize=640%2C481&ssl=1Học viện khoa học California, San Francisco, Mỹ

VB: Dù thế, công trình ấy vẫn mãi là một bước ngoặt cách mạng. Tới tận bây giờ, chúng ta vẫn chưa được chứng kiến công trình thứ hai như thế.

RP: Anh nói đúng, chắc chắn không thể tìm thấy công trình tương tự ở Paris. Nhưng tôi tự hỏi mọi người có thực sự hiểu không. Mỗi lần người ta hỏi chúng tôi, chúng tôi đều nói “Je ne comprends pas.” Tôi không hiểu.

Tôi tin tương lai chứa đựng muôn vàn bất ngờ. Người ta chỉ cần tìm đúng khoảnh khắc đặc biệt. Mọi thứ có thể thành công, anh chỉ cần chút may mắn, chút tò mò, và lòng can đảm chấp nhận rủi ro. Nếu chỉ vẽ ra những thứ mình đã biết, người ta sẽ chẳng bao giờ tới được đích tới. Kiến trúc không thể trốn tránh thay đổi. Chúng tôi thiết kế Beaubourg không phải vì muốn tạo ra sự khác biệt, mà là muốn nó trở thành bằng chứng chứng minh thời đại đang đổi thay.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-11.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Phòng trưng bày Chateau La Coste, Aix-en-Provence, Pháp

VB: Ông từng nói: “Là người Ý, tôi rất biết ơn truyền thống xây dựng. Song tôi cũng ghét truyền thống, vì nó làm con người ta tê liệt.” Ông cho rằng kiến trúc luôn cần phát minh và đổi mới. Vậy ông nghĩ gì về phát minh trong kiến trúc?

RP: Điều này không chỉ áp dụng với người Ý thôi đâu. Tôi đang nói tới tất cả những đất nước và vùng miền có bề dày lịch sử, truyền thống và kí ức phong phú. Nếu một người không thể tìm ra động lực, không muốn nổi loạn và chỉ biết ngưỡng mộ những gì sẵn có xung quanh, người đó sẽ bị tê liệt, không muốn sáng tạo thêm nữa.

Trước khi rời nhà tới Milan, tôi đã tới Florence và học tập tại đó. Nhưng ở đó 2 năm rồi tôi chỉ biết thốt lên: “Chúa ơi, mình đang làm gì ở đây? Nơi này quá nhỏ bé, quá xinh đẹp.” Đúng vậy, tôi có thể làm gì ở chốn này? Tôi yêu cái đẹp, nhưng nhìn nhiều rồi sẽ thấy quá quen. Phải làm gì nữa đây? Khi anh 20 tuổi hoặc 25 tuổi, anh cần giải phóng bản thân, thỏa mãn trí tò mò và để trí tưởng tượng bay xa. Đó là một phần trong mỗi người. Ta phải tự tìm kiếm phát minh của riêng mình, dù cho anh là nhà văn, nhà khoa học, hay nhạc sĩ, dù cho anh là ai đi chăng nữa.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-6.jpg?resize=640%2C558&ssl=1The Shard, Luân Đôn, Anh

VB: Ông có thể nói rõ hơn về những phát ngôn của mình được không? Ông từng nói: “Đừng quá dựa vào duy lý, hãy để trực giác lên tiếng.”

RP: Những ý tưởng xuất sắc bắt nguồn từ trực giác, không phải suy lí khô cứng. Hãy thử hình dung thế này, bánh mì giống như suy lí còn mứt cam thì giống trực giác. Anh không thể chỉ ăn mứt không được, anh phải trát mứt lên bánh mì. Chúng ta cần cả suy lí và trực giác để thỏa mãn trí tò mò của bản thân.

VB: Ông còn nói: “Một kiến trúc sư phải biết cách xây dựng, chế tạo và lắp ráp. Nhưng như thế vẫn chưa đủ.”

RP: Đúng vậy. Một kiến trúc sư tất nhiên phải là một thợ xây giỏi, cũng như một nghệ sĩ dương cầm phải biết đàn piano và một họa sĩ phải biết tô màu vậy. Nhưng như thế chưa đủ bởi vì kiến trúc không chỉ có thủ công, kĩ thuật và ứng dụng. Anh phải thể hiện được mong muốn. Kiến trúc sinh ra để đáp ứng nhu cầu được che chở, bảo vệ, nhưng cũng là câu trả lời cho nguyện vọng, đam mê, cảm hứng và ước mơ của nhiều người. Đó là điểm hội tụ của kiến trúc và nghệ thuật. Kiến trúc phải là sự kết hợp của tất cả những điều ấy. Kiến trúc là một cộng đồng, là nơi mọi người gặp gỡ. Khi một công trình công cộng được xây nên, nơi đó trở thành một phép màu nhỏ trong cuộc sống. Bảo tàng, thư viện, trường học, tòa án, bệnh viện, nhà thờ đều hướng tới mục đích hội tụ. Những công trình ấy ngợi ca nghệ thuật, kiến thức, giáo dục, nền văn minh và vẻ đẹp. Vậy kiến trúc có thực tế không? Có chứ, nhưng đồng thời, kiến trúc cũng phải hàm chứa tư duy nghệ thuật và ý thức xã hội.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-31.jpg?resize=640%2C370&ssl=1Valletta City Gate, Valletta, Malta

VB: Ông cũng từng nói: “Thi thoảng kiến trúc chính là một cuộc biểu tình. Bạn phải nổi loạn, bạn phải là chính mình.”

RP: Đúng thế, bạn phải là chính mình. Khi con người tới một độ tuổi nhất định, ta sẽ nhận ra mình là ai. Khi 10 tuổi hoặc sớm hơn, ta bắt đầu ý thức về bản thân mình. Khi 8, 9, 10 tuổi, ta có một lượng kí ức nhất định trong trí não và cơ thể. Ta trưởng thành với những mong muốn nhất định về môi trường quanh ta, như bầu trời, như chân trời. Với tôi, mong muốn ấy là biển cả và những gì ngoài khơi xa. Muốn là chính mình là quá trình khám phá bản thân chứ không phải một mong muốn ích kỷ. Với tôi, Beaubourg là một con tàu trong cảng Genoa! Nghe phi lí quá phải không, công trình ấy ở Paris cơ mà, nhưng tiềm thức của tôi luôn nhìn nó như thế.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-8-2.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Bảo tàng Whitney, New York, Mỹ

VB: Phải chăng bảo tàng Whitney là con tàu khác tại cảng Genoa?

RP: Đúng vậy, nhưng không phải theo cách anh nghĩ đâu. Ôi, giờ tôi lại so sánh công trình với tàu thuyền rồi. Thật ngu ngốc và tầm thường. Đầu tiên, anh thiết kế một tòa nhà. Khi tôi bắt tay vào thiết kế Whitney, tôi muốn xây một quảng trường. Nhưng không gian không đủ, thế là anh nâng tòa nhà lên, chỉnh lại hướng đáy để ánh mặt trời chiếu vào. Làm xong hết bước rồi thì anh mới nhìn lại, mà anh bắt đầu nghĩ: “À, nó trông giống một con tàu.” Nhưng anh không nghĩ như thế trước khi anh thiết kế, vì con người rất dễ bị ẩn dụ chi phối. Ẩn dụ nhiều khi rất nguy hiểm. 

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-2.jpg?resize=640%2C428&ssl=1Trung tâm văn hóa Stavros Niarchos, Athens, Hy Lạp

VB: Thế nhưng ẩn dụ vẫn đóng vai trò quan trọng trong thiết kế của ông, đúng không? Ông từng nói “Những con tàu lơ lửng chứ không chạm đất” và “Công trình có thể cất cánh bay”. Wolf Prix cũng từng bày tỏ mong muốn giống thế, ông ấy có một câu nói rất nổi tiếng: “Tôi muốn công trình của mình biến đổi như mây”. Ông biết điều ấy chứ?

RP: Thế thì thơ mộng quá, ý tưởng của tôi riêng tư hơn và ràng buộc hơn. Tôi lớn lên cùng với những con tàu ở bến cảng, thế nên ẩn dụ ấy dường như là điều vô thức trong tôi. Tôi đồng ý với Prix, nhưng tôi chưa từng nghĩ về điều ấy trước khi thiết kế. Nếu anh nhìn vào sân bay Kansai của chúng tôi ở Osaka, anh sẽ thấy nơi ấy cũng giống tàu lượn, nhưng lúc bắt đầu thì không ai nói tới tàu lượn hết. Sân bay Kansai có một thiết kế nhẹ nhàng không chỉ vì nó ở trên mặt nước, mà còn vì nó nằm trong một khu vực địa chấn. Tôi không bắt đầu với bất cứ hình ảnh nào, hình ảnh chỉ xuất hiện trong quá trình sau đó.

VB: Ông cũng nói: “Nhưng trên hết, kiến trúc là quá trình tìm kiếp vẻ đẹp.” Ông có đề cập tới cái đẹp nhiều lần rồi, nhưng các kiến trúc sư không thích bàn về cái đẹp cho lắm.

RP: Vì các kiến trúc sư lo sợ rằng vẻ đẹp sẽ bị nhầm lẫn với thời trang, phù phiếm, trang điểm, hời hợt. Vì vẻ đẹp thật sự rất sâu lắng, sâu sắc và thiết yếu. Cũng giống như tảng băng trôi, vẻ đẹp không chỉ là những gì chúng ta thấy được, mà là những gì ẩn sâu bên trong. Khi chúng tôi khen ai đó đẹp, chúng tôi muốn nói đó là một người tốt bụng, nhân hậu và thông minh. Ý tưởng cũng đẹp. Hầu hết ngôn ngữ châu Âu không tách biệt cái đẹp với cái tốt. Vì thế, vẻ đẹp nên là mục tiêu của mọi người, và kiến trúc sư càng phải để ý tới nó. Những cửa sổ trần nhà không chỉ đón nhận ánh sáng, chúng đang tinh tế nắm bắt cái đẹp.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D.jpg?resize=640%2C807&ssl=1Trung tâm Pompidou, Beaubourg, Paris, Pháp

VB: Nhưng vẻ đẹp mang tính chủ quan, đúng không? Rất nhiều công trình của ông – Bộ sưu tập Menil ở Houston chẳng hạn – được coi là đẹp, nhưng Beaubourg lại không được coi là đẹp. Người hiểu rõ tính năng của công trình sẽ cho rằng nó thật đẹp, còn người không hiểu sẽ không nghĩ thế.

RP: Beaubourg không phải là kiểu công trình thỏa mãn tất cả mọi người. Nó đẹp ở nét thô ráp, thẳng thắn và cởi mở. Nó đẹp ở tính năng của nó. Thế nên về mặt thẩm mĩ, nhiều người sẽ không thấy Beaubourg đẹp. Nhưng Beaubourg giúp con người tới gần nghệ thuật hơn, đó là vẻ đẹp của nó. Mỗi khi thấy người ta vây quanh và sử dụng Beaubourg là tôi thấy đẹp. Vẻ đẹp và thỏa mãn là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Một kiến trúc sư giỏi cũng giống như một bác sĩ giỏi không thể làm hài lòng tất cả bệnh nhân của mình được. Một bác sĩ giỏi sẽ thẳng thắn với bệnh nhân của mình. Ta phải làm điều đúng đắn.

Khi ta thiết kế một công trình khác biệt, ta không thể chỉ trở nên khác biệt. Vì thực tế luôn khác biệt, thế giới luôn vận động, vạn vật không ngừng thay đổi theo thời gian. Bức tường Berlin đã sụp đổ từ năm 1989 rồi, thế giới bây giờ đã khác. Luôn có một câu chuyện mới để ta lắng nghe và suy ngẫm. Kiến trúc sư không thiết kế công trình để thỏa mãn đám đông. Chúng ta thiết kế khác biệt vì thế giới quanh ta thay đổi. Con người không dễ dàng chấp nhận thay đổi, thế nên nếu kiến trúc của tôi là để phản ánh sự thay đổi, thì không phải ai cũng sẽ chấp nhận nó. Khi Beaubourg mới mở cửa, đa phần không ai chấp nhận một công trình như vậy. Phải mất rất nhiều năm mới có người thích nó. Và giờ nó trở thành một trong những địa điểm được yêu thích nhất Paris. À, mấy anh lái xe taxi thì cũng ghét nó lắm, nhưng giờ người ta đã chấp nhận nó rồi. Lần đầu tiên tôi trình bày thiết kế mới của Whitney cũng có nhiều người nghi ngại, nhiều người đặt câu hỏi, nhưng dần dần, câu hỏi ít đi, nghi ngờ cũng vơi dần. Tất cả đều cần thời gian.

kienviet_KTS-Renzo-Piano-%E2%80%9CBeaubourg-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-con-t%C3%A0u-trong-c%E1%BA%A3ng-Genoa.%E2%80%9D-9.jpg?resize=640%2C426&ssl=1Học viện khoa học California, San Francisco, Mỹ

VB: Trong phát biểu nhận giải Pritzker năm 1998, ông đã nói: “Sáng tạo là tìm tòi trong bóng tối, từ bỏ quy chiếu, đối mặt với bí ẩn. Quá khứ là nơi trú ẩn an toàn, là cám dỗ thường trực. Nhưng tương lai mới là điểm đến duy nhất của chúng ta.” Ông có thể nói thêm về tư tưởng khám phá và tiến bộ không ngừng đó hay không?

RP: Lời này không chỉ đúng với kiến trúc sư, nó đúng với mọi người. Sáng tạo cũng như lần mò trong bóng tối vậy. Anh cần phải can đảm và quên đi sự an toàn. Tìm kiếm an toàn cũng tốt thôi, nhưng chúng ta đâu có nói về kiến trúc thử nghiệm. Ta đang quên mất vai trò của bản thân, ấy là phải là chính mình trong thời đại của mình. Ai cũng phải khám phá vẻ đẹp của riêng mình, không ai chạy trốn khỏi nó được. “Thế giới rất mong manh”, thế kỉ này đang nhắc nhở chúng ta như thế. Tức là ta không thể thiết kế như quá khứ được nữa. Tương lai là bến đỗ duy nhất. Chúng ta phải chấp nhận thách thức đó. Jorge Luis Borges từng nói, trí tưởng tượng được tạo ra từ kí ức và lãng quên. Tạ ơn Chúa rằng chúng ta có thể quên đi, vì quên đi nên ta mới có trí tưởng tượng để tiến về phía trước. Sáng tạo luôn là sự pha trộn giữa truyền thống và phát minh.